Miếng Dán hạ sốt

Thương hiệu :

130.000₫

Miếng Dán hạ sốt

Quy cách: 

 

Miếng dán hạ sốt là miếng dán có tác dụng tản nhiệt. Thành phần chủ yếu của miếng dán là hydrogel. Hydrogel là các polyme dạng chuỗi, không tan trong nước, có khả năng hút nước ở vùng da mà miếng dán được dán lên. Miếng dán hạ sốt hoạt động theo cơ chế hấp thụ nhiệt và phân tán nhiệt ở vùng da này ra ngoài. Do không có chứa thuốc giúp hạ sốt nên miếng dán hạ sốt không có tác dụng hạ nhiệt cho cả cơ thể. Thế nên, bạn không nên dùng miếng dán thay thế cho thuốc hạ sốt.

Một số nhà sản xuất còn bổ sung tinh dầu bạc hà vào miếng dán. Khi tinh dầu bốc hơi sẽ giúp vùng da được dán hạ nhiệt nhanh song chỉ dùng ngoài da nên tác dụng hạ nhiệt không cao.

Thực tế, hiện nay chưa có công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh miếng dán hạ sốt có công dụng hạ sốt như những lời quảng cáo của các nhà sản xuất.

Miếng dán hạ sốt giúp giảm nhiệt độ cho vùng da được dán bằng phương pháp chênh lệch nhiệt độ. Do đó, khi mới dán sẽ có cảm giác mát lạnh khiến bé cảm thấy dễ chịu. Tuy nhiên, nếu quan sát kỹ, bạn sẽ thấy tình trạng mát lạnh này không duy trì được lâu. Vùng da được dán miếng dán sẽ trở lại nhiệt độ ban đầu khá nhanh.

Do làn da của bé còn non nớt và khá nhạy cảm nên nhiều bé chịu các tác dụng phụ mà miếng dán gây ra như nổi mẩn đỏ, dị ứng, ngứa. Trong một vài trường hợp đặc biệt, bé có hệ hô hấp nhạy cảm khi hít phải tinh dầu có trong miếng dán sẽ bị hắt hơi liên tục, chảy nước mũi,… Do đó có thể thấy việc sử dụng miếng dán nhằm mục đích hạ sốt cho trẻ đôi khi là lợi bất cập hại.

Miếng dán hạ sốt rất dễ sử dụng, bạn chỉ việc bóc tấm phim và dán vào ngay giữa trán của trẻ. Có nhiều mẹ băn khoăn rằng: “Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ?”. Nếu trẻ sốt cao, bạn cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng. Trong khi chờ thuốc phát huy tác dụng, bạn có thể cho trẻ sử dụng miếng dán hạ sốt như một biện pháp tình thế, tạm thời giúp giảm thiểu cơn nóng trong người của trẻ. Song bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm về cách sử dụng, thời gian và đối tượng sử dụng.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán cho trẻ.
  • Không dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm chủng ngừa hay vùng da bị thương tổn.
  • Mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín nhằm tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả.
  • Nếu bé có tiền sử dị ứng hay thường gặp các vấn đề về hô hấp, không nên sử dụng miếng dán để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay

Miếng dán hạ sốt rất dễ sử dụng, bạn chỉ việc bóc tấm phim và dán vào ngay giữa trán của trẻ. Có nhiều mẹ băn khoăn rằng: “Có nên dùng miếng dán hạ sốt cho trẻ?”. Nếu trẻ sốt cao, bạn cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng. Trong khi chờ thuốc phát huy tác dụng, bạn có thể cho trẻ sử dụng miếng dán hạ sốt như một biện pháp tình thế, tạm thời giúp giảm thiểu cơn nóng trong người của trẻ. Song bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng ghi trên bao bì sản phẩm về cách sử dụng, thời gian và đối tượng sử dụng.
  • Nên tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng miếng dán cho trẻ.
  • Không dán miếng dán hạ sốt vào chỗ tiêm chủng ngừa hay vùng da bị thương tổn.
  • Mua miếng dán của các nhà sản xuất uy tín nhằm tránh mua nhầm hàng nhái, hàng giả.
  • Nếu bé có tiền sử dị ứng hay thường gặp các vấn đề về hô hấp, không nên sử dụng miếng dán để tránh các tác dụng phụ nguy hiểm.
  • Luôn để ý và theo dõi bé trong suốt quá trình sử dụng nếu thấy các dấu hiệu bất thường cần ngưng ngay.

Như đã nói ở trên, thực tế miếng dán hạ sốt không giúp trẻ hạ sốt như bạn kỳ vọng. Thông thường, khi bé mới sốt, bạn không nên đưa trẻ đến bệnh viện ngay, nên để trẻ ở nhà và theo dõi trong khoảng 2 – 3 ngày. Ở thời điểm này, thật khó có thể xác định nguyên nhân trẻ bị sốt là do đâu để có hướng điều trị thích hợp. Đôi khi việc trẻ sốt là một dấu hiệu cảnh báo bé đang gặp vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua. Nếu trẻ có các biểu hiện sau, bạn cần đưa đến bệnh viện ngay để được các bác sĩ khám và chăm sóc y tế kịp thời:

  • Trẻ sốt 38°C hoặc cao hơn
  • Bé dưới 3 tháng tuổi và sốt từ 38°C trở lên
  • Bé dưới 2 tuổi, tình trạng sốt đã kéo dài 24 giờ. Với các bé trên 2 tuổi, tình trạng sốt của bé kéo dài hơn 72 giờ.
  • Bé sốt có kèm theo các triệu chứng khác như cổ cứng, đau họngđau taiphát ban hoặc đau đầu dữ dội
  • Quấy khóc không yên, bứt rứt, khó chịu hay phản xạ kém
  • Trẻ sốt có kèm theo các biểu hiện ngủ li bì, lơ mơ…
  • Co giật
  • Bỏ bú, bỏ ăn, không uống được nước
  • Trẻ tím tái.

Sốt là một phản ứng có lợi của cơ thể để chống lại tình trạng nhiễm trùng. Cơ thể gia tăng nhiệt độ nhằm tiêu diệt kẻ lạ mặt xâm nhập. Trong nhiều trường hợp, sốt là vô hại và bé sẽ tự khỏi sau khoảng 3 ngày.

Những thuốc hạ sốt có chứa paracetamol dành cho trẻ em có thể giúp trẻ hạ sốt. Tùy theo độ tuổi và cân nặng mà trẻ có thể được bác sĩ kê đơn thuốc như:

  • Bé lớn hơn 2 tuổi: Bạn có thể cho trẻ uống theo liều lượng ghi trên bao bì sản phẩm hoặc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Bé nhỏ hơn 2 tuổi: Bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ về liều lượng mà con có thể dùng.
  • Bé hơn 6 tháng tuổi: Có thể cho con uống ibuprofen theo liều lượng chỉ định của bác sĩ.
  • Không cho trẻ uống nhiều loại thuốc hạ sốt: Đôi khi tình trạng sốt cao của bé khiến bạn nóng ruột muốn con giảm sốt ngay bằng cách cho uống nhiều loại thuốc hạ sốt. Bạn tuyệt đối không làm việc này vì rất nguy hại cho sức khỏe của trẻ.
  • Không tắm cho trẻ khi trẻ đang sốt.
  • Không dùng cồn để làm mát cho trẻ.
  • Tuyệt đối không cho trẻ uống aspirin. Loại thuốc này có thể gây ra hội chứng Reye, một tình trạng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe của bé.

Zalo Zalo
hotline